Tìm hiểu về các phong cách giảng dạy phổ biến | IZONE

Tìm hiểu về các phong cách giảng dạy phổ biến

Trong bài viết lần này, Giảng viên Phạm Việt Anh và Giảng viên Đặng Quốc Dũng – là 2 Giảng viên IELTS của trung tâm IZONE sẽ chia sẻ về các phong cách giảng dạy phổ biến. Bây giờ, hãy tìm hiểu cùng chúng mình nhé!

I – PHONG CÁCH GIẢNG DẠY LÀ GÌ?

Theo giáo sư Kathleen A.Butler đến từ Trường Đại học Saint Joseph (Mỹ), phong cách giảng dạy là một tập hợp những thái độ và hành động của giáo viên để tạo ra môi trường dạy và học cho học sinh. Từ đó, giáo viên có thể định hình được trải nghiệm học tập và thực hiện tối ưu các mục tiêu và nhiệm vụ của việc dạy học.

Không chỉ vậy, việc lựa chọn một phong cách giảng dạy phù hợp còn giúp các giáo viên mới dạy sẽ định hình được phong cách cho bản thân mình cũng như các giáo viên đã giảng dạy lâu năm, đã có phong cách riêng có thể làm nổi bật phong cách của bản thân hơn, biến phong cách này thành nét đặc trưng riêng khi dạy học.

 

II – PHÂN LOẠI CÁC PHONG CÁCH GIẢNG DẠY

Có rất nhiều phong cách giảng dạy khác nhau mà giáo viên có thể tham khảo để áp dụng vào lớp học của mình. Các phong cách này được phân thành 2 loại chính đó là: (1) Teacher Centered(2) Student Centered.

  • Các phong cách thuộc trường phái Teacher Centered

1.1 Lecturer (phong cách người thuyết giảng)

  • Đặc điểm của phong cách người thuyết giảng:
  • Là cách tiếp cận truyền thống, trong đó chỉ có sự giao tiếp một chiều từ giảng viên.
  • Học viên chủ yếu học thụ động thông qua việc nghe giảng.
  • Ưu điểm:
  • Đi bài nhanh
  • Dễ tổ chức
  • Bao trọn một khối lượng lớn kiến thức
  • Hạn chế:
  • Gần như sẽ không có các hoạt động học tập chủ động
  • Bầu không khí lớp học nhàm chán, giảm sự hứng thú của người học

=> Hậu quả: Khiến tỉ lệ đi học giảm sút

Chính vì vậy, phong cách này sẽ phù hợp nhất với các nhóm đông học viên và khi cần ghi các bài giảng thu sẵn qua video.

1.2 Demonstrator (phong cách người làm mẫu)

  • Phong cách người làm mẫu thường sẽ có các đặc điểm như:
  • Giáo viên vẫn là người truyền đạt chính
  • Có thêm các phần thực hành mẫu, trình chiếu sử dụng đa phương tiện, bài tập ứng dụng, câu hỏi tương tác cho học viên.
  • Ưu điểm:
  • Tiếp cận được với nhiều phong cách học tập khác nhau của người học.
  • Tương tác được với học viên nhiều hơn.
  • Hạn chế:
  • Không phù hợp cho lớp quá đông.
  • Không đáp ứng được nhu cầu của tất cả học viên
  • Nếu phần minh họa kéo dài, học viên sẽ mất hứng thú.
  • Cần chọn phương pháp ‘scaffolding’ (phương pháp giàn giáo) phù hợp 

Qua đó, ta có thể thấy được đây là phong cách phù hợp với các lớp học có nhiều hoạt động thực hành.

1.3 Authoritarian (phong cách “độc đoán”)

  • Đặc điểm đặc trưng của phong cách độc đoán là:
  • Có sự phân chia thứ bậc rõ ràng giữa giáo viên và học viên.
  • Giáo viên là “người cầm trịch”, vô cùng nghiêm khắc, đặt ra rất nhiều luật lệ, hình phạt
  • Không quan tâm và luôn bác bỏ mọi ý kiến mà học viên đưa ra.
  • Ưu điểm:
  • Học viên sẽ tập trung vào nhiệm vụ và có được áp lực cần thiết
  • Đôi khi tạo ra kết quả vượt ngoài mong đợi.
  • Duy trì kỷ cương và giới hạn trong lớp học
  • Hạn chế:
  • Dễ xảy ra tình trạng cả lớp bị lệ thuộc và hiệu quả làm việc thấp khi không có giáo viên
  • Không có sự thấu hiểu hay cảm thông tới học viên
  • Tạo thói quen học tập thụ động 

Mặc dù đây là một phong cách giảng dạy hay bị chỉ trích và “lên án” nhưng nó vẫn sẽ phù hợp với các học viên: không có tính tự chủ, không có kỷ luật và thiếu nghị lực trong học tập.

1.4 Authoritative (phong cách uy quyền)

  • Qua đó ta thấy được phong cách uy quyền sẽ có đặc điểm là:
  • Vẫn có quy định rõ ràng nhưng không áp đặt và cứng nhắc.
  • Có một sự cảm thông nhất định với học viên
  • Học viên có sự tự do nhưng vẫn cần tuân thủ theo những quy định đã thống nhất.
  • Ưu điểm:
  • Ý kiến của học viên được lắng nghe và có quyền ngắt bài giảng để đặt câu hỏi
  • Giảng viên có được cả sự tôn trọng và mến mộ từ học viên
  • Hạn chế:
  • Cần tìm điểm cân bằng giữa lắng nghe học viên và duy trì trọng tâm của bài giảng để tránh việc bị cháy giáo án.
  • Giảng viên cần năng lực chuyên môn đủ vững và có kinh nghiệm xử lý tình huống lớp học tốt

Đây là phong cách giảng dạy được nhiều giảng viên hướng tới bởi nó lý tưởng với hầu hết các đối tượng học viên và đặc biệt sẽ tạo ra kết quả tích cực với nhóm học viên khá giỏi.

 

  • Các phong cách thuộc trường phái Student Centered

2.1 All-round flexible and adaptable (phong cách thích nghi linh hoạt )

  • Đặc điểm chính của phong cách thích nghi linh hoạt là: 
  • Giáo viên có thể ứng dụng nhiều phương pháp giảng dạy cho nhiều kiểu học sinh khác nhau (ví dụ: có học viên sẽ kỳ vọng được giảng viên viên ‘cầm tay chỉ việc’, có học viên sẽ mong muốn được tự do tìm hiểu kiến thức,…)
  • Nhận ra tác động của môi trường tới người học và giảng viên
  • Ưu điểm:
  • Giúp học sinh phát triển đúng năng lực riêng của bản thân
  • Hạn chế:
  • Giáo viên sẽ có gánh nặng hơn khi phải áp dụng nhiều phương pháp nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ chung của lớp học

Từ đó thấy rằng, phong cách thích nghi linh hoạt sẽ phù hợp với lớp học có nhiều học sinh chênh lệch năng lực. Tuy nhiên, nếu sĩ số lớp quá đông cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng cân bằng của giảng viên.

2.2 Sensitive Teacher (phong cách giáo viên “tâm lý”)

  • Một giáo viên “tâm lý” sẽ thường có những đặc điểm như:
  • Tập trung vào việc đưa ra các hoạt động liên quan tới việc hỗ trợ học trên lớp và không đánh giá điểm số nhiều
  • Giáo viên cổ vũ khích lệ nhiều sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tới cảm xúc của học sinh
  • Ưu điểm:
  • Việc khen thưởng, cổ vũ học sinh sẽ cải thiện chất lượng học tập.
  • Hạn chế:
  • Khi được khen quá nhiều, học sinh có thể trở nên quá tự tin vào năng lực, không cảm thấy nhiều thử thách trong lớp. Từ đó có thể cảm thấy không có động lực để học tiếp, hoặc sẽ đòi hỏi giảng viên đặt ra thêm thử thách

Do đó, phong cách này sẽ phù hợp với các nhóm nhỏ hơn những lớp học quá đông học viên.


III – CÁC TIPS CẢI THIỆN PHONG CÁCH GIẢNG DẠY

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, giảng viên cũng cần quan tâm và trau dồi những điều sau để có thể nâng cao khả năng giảng dạy của bản thân, giúp đem đến cho học viên những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quá trình học tập.

  1. Điều chỉnh tông giọng

Theo một nghiên cứu của trường Đại học California, trong một bài thuyết trình, có tới 36% thông điệp được truyền tải hiệu quả qua giọng nói. Và để gia tăng khả năng tiếp thu của học sinh, giảng viên cần quan tâm đến việc:

  • Tránh sử dụng tông giọng quá đều đều và đơn điệu trong quá trình giảng bài
  • Tránh dùng giọng điệu dỗ dành, khen ngợi quá đà vì điều này sẽ vô tình khiến người học rơi vào trạng thái tự mãn, chủ quan với khả năng của mình.
  • Trong trường hợp giảng viên không hài lòng với một hành vi xấu của học viên, tránh tông giọng gay gắt, hung hăng vì sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với học viên. Thay vào đó, giáo viên nên cố gắng bình tĩnh, nói chậm nhưng vẫn dùng những từ ngữ nghiêm khắc, có sức nặng với học viên.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể 

Ngôn từ có sức mạnh truyền tải rất lớn nhưng việc sử dụng các cử chỉ và hành động trong quá trình giảng dạy cũng quan trọng không kém. Nếu sử dụng đúng, kết hợp được ngôn từ và cử chỉ, giao tiếp của giảng viên sẽ mang tính đồng điệu cao và có tầm ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.

Một số ngôn ngữ cơ thể mà giảng viên cần lưu ý:

Nên

Không nên
  • Thường xuyên giao tiếp bằng mắt với học sinh để tạo tương tác, kết nối trong lớp học
  • Có nét mặt tươi vui, tràn đầy năng lượng
  • Tư thế đứng thẳng thể hiện được sự tự tin, làm chủ bài giảng của mình
  • Nhìn chằm chằm hoặc lảng tránh sẽ khiến học sinh có cảm giác sợ hãi
  • Không nên thể hiện sự cau có, mệt mỏi
  • Dùng các cử chỉ: cho tay vào túi quần, khoanh tay trước ngực, chĩa bút vào học sinh,…
  • Tạo sự kết nối với học viên
  • Để tạo được sự kết nối giữa giảng viên – học viên, giảng viên nên hỏi thăm đến cuộc sống và thành công của học viên một cách chân thành, ví dụ như có thể hỏi về tình hình học tập, làm bài của học sinh,… để các bạn có cảm giác được quan tâm từ giảng viên. Từ đó cũng đem lại bầu không khí vui vẻ cho lớp học.
  • Bên cạnh đó, giảng viên cũng nên lắng nghe những khó khăn của học viên và giúp đỡ kịp thời trong quá trình học tập.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp
  • Khi giảng dạy, giảng viên nên tránh mặc những bộ trang phục quá thoải mái và hở hang vì sẽ tạo hình ảnh không đẹp trong mắt học sinh. Thay vào đó, chúng ta nên lựa chọn những trang phục lịch sự, phù hợp bối cảnh.
  • Ngoài ra, giảng viên cũng chính là đại diện cho hình ảnh cho trung tâm nên giảng viên cần lưu ý khi chọn trang phục khi dạy học.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các phong cách giảng dạy mà IZONE muốn chia sẻ với các giảng viên. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp các bạn tìm được phong cách giảng dạy phù hợp và đem lại những giờ học bổ ích cho học viên nhé!